Hiện tượng bóng đè là gì ? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng bóng đè có phải là do người âm hay do thần thánh gây ra, hay còn bởi nguyên nhân nào khác nữa. Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục ra sao. Cùng xosomienbac tìm hiểu thông tin chi tiết. 

Theo khảo sát của nhiều chuyên gia thì có khoảng hơn 10 – 40 % dân số trên thế giới từng ít nhất một lần trong đời bị bóng đè. Và vẫn còn có rất nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”.  Từ đó họ tìm cách hóa giải hiện tượng này bằng cách dán bùa, đeo ngải, hoặc uống nước thải tàn nhang để “trục xuất” bóng ma…Đó có phải là sự thật.

Lý giải hiện tượng bóng đè

Hiện tượng ngủ bị bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (chứng liệt thân khi ngủ) đây là tình trạng xảy ra khi bạn đang ngủ nhưng cảm giác toàn thân không thể cử động được, mặc dù tinh thần vẫn đang hoàn toàn tỉnh táo. Hiện tượng bóng đè thường xảy ra khi cơ thể đang chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ, Khi đó, bạn sẽ có cảm giác không thể nhúc nhích, không thể di chuyển hay nói năng gì được. Cảm giác này có thể kéo dài trong vòng vài giây hoặc có khi lên đến vài phút.

Hiện tượng bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bị cảm thấy ợ hãi
Hiện tượng bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bị cảm thấy ợ hãi

Khi bị bóng đè bạn có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây không được xem là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và ngủ đủ giấc. Hiện tượng này không nguy hiểm đến tình mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy).

Nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè

Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Tuy nhiên, lúc đó,  ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm (non-rapid eye movement – NREM).

Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.

Dấu hiệu khi bị bóng đè 

Khi bị bóng đè bạn sẽ có cảm giác vẫn nhận thức được môi trường xung quanh nhưng tạm thời không thể di chuyển hoặc nói chuyện được. Thường sẽ có những dấu hiệu sau :

  • Đổ mồ hôi
  • Không thể hít thở sâu
  • Cảm thấy sợ hãi cực độ
  • Đau nhức đầu hay toàn thân
  • Cảm giác như ngực bị thắt lại
  • Không thể mở mắt (trong nhiều trường hợp)
  • Tưởng tượng thấy có ai đó trong phòng và muốn làm hại mình

Mặc dù thời gian bị bóng đè kéo dài không lâu, chỉ từ vài giây tới vài phút. Thế nhưng sau khi tỉnh dậy bạn sẽ thường cảm thấy lo lắng, bất an, có khi khó mà trở lại ngủ tiếp được.

Những trạng thái khác nhau của hiện tượng bóng đè

Ngành tâm thần học chia “bóng đè” thành 3 nhóm:

Ảo giác đột nhập: Là trạng thái người bị “bóng đè” thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ…Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.

Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này thường có liên quan tới chúng rối loạn tiên đình, người bị bóng đè sẽ cảm thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc là ngũa từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất, cảm giác y như thật.

Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.

Ảo giác thực thể: Đây là dạng “bóng đè” phổ biến nhất, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Thường bị ở vùng ngực, bụng khiến họ như bị tê dại, khó thở. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Khi đó họ sẽ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi.

Những ai hay bị bóng đè

Dân gian thì cho rằng những người yếu bóng vía thường bị bóng đè, thế nhưng khoa học đã ghi nhận có tới 40% những người đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng này. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người đang trong độ tuổi thanh thiếu niên. Đây có thể là do di truyền hoặc do một số bệnh liên quan tới các hiện tượng như là :

Xem thêm: Bị vong con nít theo phải làm sao?

Xem thêm: Có nên trồng cây sala trước nhà hay không?

  • Chứng ngủ rũ
  • Tình trạng thiếu ngủ
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Chân bị chuột rút về đêm
  • Lạm dụng chất gây nghiện
  • Căng thẳng thường xuyên
  • Giờ giấc ngủ thay đổi liên tục
  • Tác dụng của thuốc điều trị (như thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý)

Trên đây là những lý giải cho hiện tượng bóng đè, thực chất hiện tượng này không liên quan nhiều tới tâm linh như mọi người vẫn nghĩ, nó hoàn toàn được giải thích theo khoa học. Cách điều trị cho trường hợp này là hãy điều chỉnh giấc ngủ hợp lý, giảm căng thẳng trong cuộc sống, và đặc biệt nếu mắc các chứng bệnh liên quan dễ gây nên hiện tượng bóng đè thì hãy điều trị dứt điểm chúng.